Cô em trendy & Vũ Minh Kông

Cô em trendy &
Vũ Minh Kông

Fashionista & Kinh doanh thời trang

"ĐẦU TƯ CŨNG CẦN SỰ
ĐỒNG HÀNH"

Trong giai đoạn chưa gặp nhau, Kông và Linh có thể chia sẻ một vài quyết định mang tính mạo hiểm hay táo bạo của mình trong sự nghiệp không?

Khi 18 tuổi, mình bắt đầu học ngành Kế toán. Ngay từ năm đầu tiên, mình nhận ra đây không phải là ngành học phù hợp. Kế toán đòi hỏi sự nguyên tắc, chỉn chu, trong khi mình lại thích tự do và ngẫu hứng. Vì biết bản thân không phù hợp, mình đã tìm kiếm những cơ hội mới, thử trải nghiệm các công việc khác để xem mình thực sự thích gì và phù hợp với công việc nào.

Bước ngoặt mang tính quyết định là khi mình đồng ý tham gia buổi chụp hình đầu tiên cho một người bạn nhiếp ảnh gia. Ban đầu, đó chỉ là một buổi để bạn tập chụp. Nhưng từ những lần chụp như vậy, mình bắt đầu bén duyên với nghề người mẫu và trở thành người mẫu lookbook (chụp ảnh theo chủ đề). Với mình, việc trở thành người mẫu lúc đó là một quyết định táo bạo.

Linh đã gặp phải những khó khăn nào khi mới vào Sài Gòn và làm thế nào để vượt qua chúng?

Khi mình quyết định vào Sài Gòn, mình không suy nghĩ hay tính toán quá nhiều, chỉ đơn giản là muốn trải nghiệm. Thời điểm đó, gia đình và cả anh Kông đều phản đối khá nhiều vì mọi người thấy công việc người mẫu của mình ở Hà Nội đang tiến triển khá tốt và rất ổn định. Việc chuyển vào Sài Gòn mà không có mục đích là điều không hợp lý. Tuy nhiên, mình thật sự muốn thoát khỏi vùng an toàn và tạo dựng sự nghiệp riêng. Vì vậy, mình vẫn quyết định chuyển vào Sài Gòn.

Sau 2 năm ở Sài Gòn, mình thấy thực sự yêu thích môi trường nơi đây và đã gặp gỡ nhiều bạn bè tốt. Bởi vậy mà mình tự tin hơn và thường rủ mọi người vào Sài Gòn để có một môi trường và tương lai tốt hơn. Người mình hay rủ nhất chính là anh Kông. Khi ấy, quyết định vào Sài Gòn của anh cũng mang tính may rủi, nửa muốn nửa không. Như vào năm 2019, anh dành nửa thời gian đi đi về về giữa Sài Gòn và Hà Nội. Đến năm 2020, khi đang quyết định rõ ràng mình nên ở đâu thì lại gặp dịch bùng phát khiến Sài Gòn bị giãn cách, chúng mình không còn cách nào khác là chọn ở lại. Và sau khi dịch qua đi, chúng mình đã ở lại Sài Gòn cho đến nay.

Sau khi gặp nhau và đồng hành trong công việc, Kông và Linh cảm thấy công việc của mình đã thay đổi như thế nào?

Kông: Ngay từ nhỏ, mình đã xác định chỉ học để thi kiến trúc và sau khi ra trường, mình mong muốn có một người bạn đồng hành trong cuộc sống và sự nghiệp. Mọi người có thể nghĩ mình là stylist hoặc người tạo phong cách cho Linh nhưng thực tế không phải vậy. Mình không bao giờ định hình phong cách cho Linh. Phong cách của Linh là do chính Linh quyết định. Mình chỉ là người hướng dẫn Linh đến với những điều đẹp đẽ, không chỉ trong thời trang mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Linh: Khi anh Kông động viên và hỗ trợ mình đi du học thời trang quốc tế, đó không chỉ là một cơ hội để khám phá thế giới mà còn là một lần đầu tư để mình thấy rằng: thời trang quốc tế có thể làm được những gì và tại sao Việt Nam chưa làm được. Khi tham dự Tuần lễ Thời trang lần đầu, mình cảm thấy đây là một sự đầu tư nghiêm túc và mình cần phải đạt được thành tựu nào đó để đáp lại niềm tin của anh. Thực tế, khi đó không có thương hiệu nào đồng ý tài trợ hay hỗ trợ cho mình đến Paris. Thay vào đó, mình tự chi trả mọi thứ, tự đăng ký và xử lý các yêu cầu cần có để tham gia.

“…khi đã là vợ chồng, mình có thể chia sẻ mọi điều với nhau và mong muốn có người bạn đồng hành.”

Khi đã trở thành gia đình của nhau và ổn định cuộc sống, quan điểm sống giữa Linh và Kông có thay đổi không?

Linh: Mình nghĩ khi đã là vợ chồng, mình có thể chia sẻ mọi điều và cùng ủng hộ nhau trong mọi quyết định. Mình đã có đủ thời gian trong ngành để thấy được nhiều góc nhìn mới mẻ và có thể chia sẻ với anh Kông để từ đó giúp anh phát triển thêm những xu hướng mới trong ngành thời trang. May mắn là cả hai đều hiểu và yêu thích cùng một ngành nên mình có thể chia sẻ dễ dàng và nhiều hơn.

Kông: Giờ đây, khi đã là vợ chồng, mỗi bước đi của mình đều phải có mục đích rõ ràng và chia sẻ với nhau. Như năm vừa qua, mình và Linh có tham gia một mùa Tuần lễ Thời trang, chúng mình tự đầu tư chi phí, liệt kê công việc cần làm, phân bổ thời gian phù hợp. Hơn thế nữa, tất cả những điều đó đều phải được lên kế hoạch cụ thể và cùng trao đổi với nhau.

Làm thế nào để hai vợ chồng với hai cá tính khác biệt có thể thiết lập những mục tiêu chung trong cuộc sống?

Mình nghĩ cả hai sẽ phải giao tiếp rất nhiều, học cách chia sẻ những điều mong muốn và cố gắng thấu hiểu những điều mà người kia mong muốn để có thể hòa thuận với nhau. Communication is key - giao tiếp chính là chìa khóa. Cần những cuộc trò chuyện sâu sắc để dễ cảm thông và đồng thuận với nhau cả về những điều mình mong muốn cũng như những mong đợi của người kia.

“…việc chia sẻ những gì mình đã học và những lợi ích đến cho công việc của anh, chính là một loại đầu tư.”

Linh và Kông nghĩ gì về chuyện một trong hai người phải hy sinh cho ước mơ của người còn lại?

Linh: Trước đây mình từng nghĩ tại sao phải hy sinh vì nghe khá nặng nề. Tuy nhiên, hiện tại mình nhận ra để có sự cân bằng và ổn định thì cần phải đánh đổi. Khi người kia cần sự hỗ trợ, mình sẵn sàng giảm bớt công việc để hỗ trợ đối phương. Mình gọi đó là sự hỗ trợ cân đối chứ không gọi là hy sinh vì nghe có vẻ hơi mất mát. Mình tin bất kể lựa chọn nào cũng sẽ có phần thưởng hay cái giá của nó.

Kông: Hôn nhân giúp mình suy nghĩ nhiều về việc nhường nhịn. Trước đây, cả mình và Linh đều chưa bao giờ vào bếp. Mình thì vụng về còn Linh biết nấu ăn nhưng không thích vào bếp lắm. Công việc bận rộn khiến cả hai không có thời gian cho nấu nướng. Qua thời gian, chúng mình nhận ra nếu giữ nề nếp thói quen hay lịch trình làm việc như vậy sẽ không tốt cho cả hai và chúng mình buộc phải thay đổi, dành thời gian cho gia đình và cả cho nhau. Đến nay, chúng mình đã có thể nấu ăn cùng nhau, với Linh là bếp chính và mình là bếp phụ.

Với việc chung tay cùng nhau gây dựng gia đình, anh chị học được gì từ nhau?

Linh: Kông là một người rất cẩn trọng trong quyết định, trong khi mình thì hơi bản năng và cảm tính. Mình đã học được tính cách phân tích kỹ càng của anh Kông. Trước khi quyết định điều gì đó, mình sẽ cân nhắc kỹ để biết rõ quyết định đó có những ưu và khuyết điểm gì, giúp mình không quá bất ngờ khi nó xảy ra.

Kông: Mình học được từ Linh cách đưa ra quyết định nhanh hơn. Trước đây, khi có mâu thuẫn, mình luôn hỏi Linh đã tính kỹ chưa. Càng về sau, mình nhận thấy rằng nếu suy nghĩ quá nhiều và không thể chọn lựa được thì quyết định nhanh hoặc phải có niềm tin là điều cần thiết, và mình cần học hỏi điều này từ Linh.

Cả hai có còn sẵn sàng với những quyết định mạo hiểm trong cuộc sống không?

Linh: Mình luôn nghĩ khi bản thân càng cảm thấy an toàn vì đã có một người bên cạnh, mình lại càng muốn mạo hiểm hơn nữa. Kể cả khi quyết định chuyển vào Sài Gòn hay trở thành một nhà sáng tạo nội dung về thời trang, đó vẫn là quyết định mạo hiểm. Nếu nói công việc này có ổn định không thì câu trả lời là không. Nhưng nếu có thể thử thì tại sao không? Vì ít ra mình còn có một người đồng hành bên cạnh để chia sẻ rủi ro.

Kông: Trước khi quyết định làm điều gì, mình luôn nói với Linh rằng không có gì là không thể, chỉ cần cả hai cùng chia sẻ mọi thứ. Nếu mình nghĩ đó là điều mình muốn làm và thực sự cố gắng vì nó, sẽ luôn có cách để vượt qua mọi khó khăn. Và may mắn là đến hiện tại, mọi điều đều đã ổn định. Khi quyết định cùng nhau, không ai cảm thấy bản thân phải chịu đựng hay hy sinh gì.

Câu chuyện nhà đầu tư khác

nhà đầu tư 0
nhà đầu tư 1
nhà đầu tư 2
nhà đầu tư 3
nhà đầu tư 4
nhà đầu tư 5
nhà đầu tư 6
nhà đầu tư 7
nhà đầu tư 8
nhà đầu tư 9
nhà đầu tư 10
nhà đầu tư 11
nhà đầu tư 12
nhà đầu tư 13
nhà đầu tư 14
nhà đầu tư 15
nhà đầu tư 16
nhà đầu tư 17
nhà đầu tư 18
nhà đầu tư 19
nhà đầu tư 20
nhà đầu tư 21
nhà đầu tư 22
nhà đầu tư 23
nhà đầu tư 24
nhà đầu tư 25
nhà đầu tư 26
nhà đầu tư 27
nhà đầu tư 28
30 years logodragon capital logo